Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Phục hồi chức năng bàn tay bằng đồng bộ hóa từng ngón tay với robot hỗ trợ ở bệnh nhân đột quỵ bán cấp và mạn tính: đánh giá hiệu quả bằng một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu

Individual finger synchronized robot-assisted hand rehabilitation in subacute to chronic stroke: a prospective randomized clinical trial of efficacy

Nguồn: Clinical Rehabilitation

Tác giả: Chang Ho Hwang, Jin Wan Seong và Dae-Sik Son


Phục hồi chức năng bàn tay bằng đồng bộ hóa từng ngón tay với robot hỗ trợ ở bệnh nhân đột quỵ bán cấp và mạn tính: đánh giá hiệu quả bằng một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu 

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá phục hồi chức năng bàn tay đồng bộ hóa bằng robot hỗ trợ ở bệnh nhân đột quỵ.

Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng tiến cứu ngẫu nhiên có kiểm soát đối chứng.

Đối tượng: Các bệnh nhân ≥ 18 tuổi tham gia vào nghiên cứu, đã bị đột quỵ trên ba tháng, có hạn chế cử động ngón trỏ cũng như giới hạn và suy giảm chức năng bàn tay. Các bệnh nhân bị mất cảm giác nặng, co cứng, mất đồng vận, mất ngôn ngữ, bệnh lí khiếm khuyết ở bàn tay, suy giảm ý thức hoặc trầm cảm là tiêu chuẩn loại trừ. 

Can thiệp: Bệnh nhân nhận liệu trình bốn tuần (20 buổi) điều trị can thiệp chủ động với robot hỗ trợ (nhóm FTI (can thiệp toàn thời gian), 9 bệnh nhân) hoặc hai tuần (10 buổi) điều trị thụ động sớm sau hai tuần (10 buổi) của điều trị can thiệp chủ động với robot hỗ trợ (nhóm HTI (can thiệp bán phần), 8 bệnh nhân). Bệnh nhân trải qua các bài đánh giá chức năng cánh tay trước khi điều trị (đường chuẩn), và sau 2, 4 và 8 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị.

Kết quả: So với đường chuẩn, cả hai nhóm FTI và HTI đều cho thấy kết quả cải thiện đối với test Jebsen Taylor, tỷ lệ cổ-bàn tay trong thang đo vận động Fugl-Meyer, vận động chủ động của khớp bàn-ngón của ngón 2, sức gập và kẹp (P <0,05) ở mỗi thời điểm sau 2, 4 và 8 tuần, và mức độ cải thiện của FTI lớn hơn so với nhóm HTI (P <0,05); ví dụ, trong test Jebsen Taylor (là 65,9 ± 36,5 so với 46,4 ± 37,4) và tỷ lệ cổ-bàn tay của thang đo vận động cánh tay Fugl-Meyer (là 4,3 ± 1,9 so với 3,4 ± 2,5) sau tám tuần.


Kết luận: Phục hồi chức năng trong vòng bốn tuần sử dụng loại robot mới giúp đồng bộ hóa ngón tay theo từng cá nhân, có thể dẫn đến sự hồi phục chức năng bàn tay phụ thuộc liều ở những bệnh nhân đột quỵ từ giai đoạn bán cấp đến mạn tính.

Từ khóa

Phục hồi chức năng, đột quỵ, bàn tay, robot

Giới thiệu

Suy giảm chức năng bàn tay hiện diện ở 60% số người sống sót sau đột quỵ1 và 30-66% bệnh nhân liệt nửa người mà chức năng của bàn tay không hồi phục sau sáu tháng kể từ khi đột quỵ.2 Chức năng bàn tay không thể hồi phục tốt nếu không có các hoạt động vận động tự ý, ngược lại với phục hồi chức năng chi dưới, có thể được thực hiện với sự trợ giúp của nẹp chân, với độ co cứng và chân không liệt ở những bệnh nhân có yếu cơ ở nửa bên bị liệt.

Phục hồi chức năng cẳng tay dựa trên sự hỗ trợ của robot đã được chứng minh có thể cải thiện chức năng ở những bệnh nhân đột quỵ.3-8. Tuy nhiên, những liệu pháp hồi phục tập trung vào cánh tay có vẻ như không giúp ích cho cẳng tay. Gần đây, Takahashi và cộng sự của mình báo cáo rằng chức năng của bàn tay đã được cải thiện bằng cách sử dụng robot hỗ trợ chuyển động bàn tay.9 Máy ngoại-xương của nhóm nghiên cứu này hoạt động trên toàn bộ bàn tay thay vì từng ngón riêng rẽ, do đó không thể dùng để tập cho từng cử động ngón tay cụ thể. Nghiên cứu đó báo cáo về những cải thiện cho toàn bộ chức năng của chi trên. Mặc dù sự phát triển của các kỹ thuật sử dụng robot hỗ trợ có tiềm năng lớn trong lĩnh vực phục hồi chức năng bàn tay, vẫn cần nhiều nghiên cứu để tìm ra đặc trưng riêng của hàng hà các kỹ thuật đa dạng và kết quả thực tiễn của chúng.


Nghiên cứu này đánh giá việc áp dụng một loại thiết bị robot mới để hỗ trợ phục hồi chức năng cho bàn tay ở bệnh nhân đột quỵ. Robot này là một thiết kế tác động đầu tận chứ không phải ngoại xương, và nó đồng bộ hóa các cử động của từng ngón tay riêng biệt. Nghiên cứu đánh giá chức năng cánh tay và cẳng tay, và tác động của robot hỗ trợ đến thời gian phục hồi trong các kết quả đầu ra. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, đây là thử nghiệm tiến cứu ngẫu nhiên có kiểm soát đầu tiên đánh giá điều trị can thiệp phục hồi chức năng từng ngón tay bằng cách đồng bộ hóa với robot hỗ trợ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này là một thử nghiệm lâm sàng tiến cứu mù đơn (tức là các đối tượng tham gia không biết phân nhóm của mình), song song ngẫu nhiên (tỷ lệ phân bổ 1: 1) được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2010. Nghiên cứu đã được phê duyệt bởi hội đồng xét duyệt thông qua, và bệnh nhân đồng ý hợp thức.

Tiêu chí chọn bệnh là tuổi ≥18, đột quỵ hơn ba tháng, phạm vi chuyển động tự ý của khớp bàn ngón hai >10°, thang đo vận động cánh tay Fugl-Meyer trong khoảng 2-20 cho tỉ lệ cổ tay và bàn tay10 và mất thời gian lâu hơn để hoàn thành kiểm tra 9 lỗ11 với bên tay bị liệt so với tay kia. Tỷ lệ cổ-bàn tay của thang đo Fugl-Meyer dùng để đo phản xạ và vận đông của cổ tay và bàn tay. Gấp duỗi cổ tay khi khuỷu gấp hoặc khuỷu duỗi được tính bằng thang điểm 0-10, và gấp duỗi các ngón tay và năm loại cầm nắm khác nhau được tính theo thang điểm 0-14. Thử nghiệm trên bảng điều khiển yêu cầu đặt các chốt trong bảng vào chín lỗ được sắp xếp theo một mô hình tứ giác.




Tiêu chuẩn loại trừ là những bệnh nhân mất đồng vận (≤2 theo thang điểm Alexander12), suy giảm ý thức (≥1 cho các câu hỏi Ia-c của thang điểm đột quỵ NIH13), giảm cảm giác (<75% số điểm của chi đối bên theo thang đo cảm giác Nottingham14), co cứng nhiều (4 theo thang Ashworth15), mất ngôn ngữ (≥2 với câu hỏi IX về thang điểm đột quỵ NIH13) hoặc trầm cảm (≥8 theo thang điểm trầm cảm của lão khoa16), bệnh lý khiếm khuyết sẵn có trên chi yếu liệt, hoặc người từ chối tham gia.9

Việc phân bổ ngẫu nhiên các bệnh nhân vào hai nhóm được thực hiện bằng cách sử dụng một bộ tạo số giả ngẫu nhiên (bộ tạo số giả ngẫu nhiên theo thuật toán của Wichmann–Hill).

Robot cho phép đồng bộ hóa từng ngón tay (Amadeo, Tyromotion, Áo). Robot này là một thiết kế tác động đầu tận17 Thiết bị được gắn vào đầu ngón tay và được căn chỉnh để đo cử động của nhiều khớp ngón tay. Robot này đã giải phóng những hạn chế về mặt giải phẫu của sự gắn kết  giữa các khớp bằng việc thiết lập độ tự do (DOF). Thiết kế giúp bảo vệ một đĩa từ nhỏ để giữ các ngón tay bằng băng dính và kết nối với bộ đáp ứng đầu tận, di chuyển qua lại trong các khung làn được căn chỉnh theo hướng cử động của ngón tay. Bất động cổ tay bằng cách sử dụng dây đeo Velcro để khuỷu tay và vai không di chuyển. Các cảm biến truyền thông tin cử động của ngón tay đang đồng bộ theo thời gian thực tới máy chủ và hiển thị lên màn hình theo năm cột cùng với các biên độ cử động còn lại. Robot có thể hiệu chỉnh toàn bộ biên độ hoạt động thụ động của mỗi ngón tay trước khi bắt đầu một phiên can thiệp, cũng như cung cấp trợ lực cho bệnh nhân để cải thiện tầm vận động còn lại trong một bài tập (Hình 1).













Hình 1. Robot với chế độ hỗ trợ đồng bộ từng ngón tay.

Bệnh nhân được chia thành hai nhóm trị liệu. Nhóm FTI (can thiệp toàn phần) trải qua trị liệu can thiệp năm lần một tuần trong bốn tuần, tổng cộng 20 phiên. Một phiên can thiệp đến mức tối đa được thực hiện trong ngày. Mỗi một phiên bao gồm bài tập cầm nắm và thả lỏng trong 20 phút, nghỉ 5 phút và sau đó là một hoạt động giải trí dùng thực tế ảo (ví dụ như chữa cháy hoặc vượt chướng ngại vật bằng bóng bay) trong 20 phút, trong đó mức độ khó được điều chỉnh phù hợp với mức độ yếu liệt bàn tay của từng người.

Nhóm HTI (can thiệp bán phần) trải qua tập vận động thụ động trong hai tuần (10 buổi), và sau đó là can thiệp tương tự như nhóm FTI trong hai tuần (10 buổi), tổng cộng số lượng là 20 buổi . Các bệnh nhân không tham gia bất kỳ trị liệu nghề nghiệp thông thường nào khác trong thời gian nghiên cứu.

Một tuần trước khi can thiệp, bệnh nhân đã thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác định chức năng cơ bản của chi trên. Các bài đánh giá bao gồm thử nghiệm Jebsen Taylor18 (xác định thời gian thực hiện trọn vẹn bảy vận động bàn tay khác nhau), dùng thang đo Fugl-Meyer10 (được chia nhỏ thành đánh giá chức năng vận động cổ tay và bàn tay, và chức năng vận động của cánh tay: tính điểm theo thang 0-36 điểm), thang điểm Ashworth15 (đối với trương lực cổ tay và khuỷu tay), bài kiểm tra chín lỗ11, một phần của thang đo Stroke Impact dùng cho vận động bàn tay19 (bao gồm 12 câu hỏi liên quan đến chức năng của bàn tay trong sinh hoạt hàng ngày, với điểm tối thiểu là 12 và điểm tối đa là 60), bài kiểm tra lực cầm nắm, kiểm tra lực kẹp và biên độ hoạt động của khớp bàn ngón 2. Các đánh giá tương tự được thực hiện vào tuần thứ 2, 4 và 8 sau khi bắt đầu can thiệp.

Thiết kế nghiên cứu mù đơn nên người đánh giá và điều tra viên chính không biết bệnh nhân được chỉ định vào nhóm nào.

Số liệu thống kê
Phân tích thống kê thực hiện bằng phần mềm xử lí số liệu SPSS 17.0KO trên Windows (SPSS Inc, Chicago, IL, USA). Phương pháp thống kê hai đuôi và tham số được sử dụng. Mức ý nghĩa α ≤ 050, được dùng xác định độ tin cậy, và lực kiểm định 80% được áp dụng. Dựa trên một báo cáo trước đây9 về thang đo Stroke Impact về vận động bàn tay, giá trị trung bình tối thiểu chênh lệch có ý nghĩa thống kê là 0,6, độ lệch chuẩn là 0,4 và hệ số ảnh hưởng (độ ảnh hưởng chia cho độ lệch chuẩn) là 1,5. Sử dụng công thức của Lehr, chúng tôi tính toán rằng nghiên cứu cần 14 bệnh nhân. Giả định tỷ lệ mất dấu là 20%, cỡ mẫu được chọn là 17 bệnh nhân. Dữ liệu nhân khẩu học (tuổi, tỷ lệ giới, thời gian từ sau đột quỵ và các biến định lượng hoặc định tính khác) được so sánh bằng cách sử dụng phép kiểm chính xác Fisher, hoặc U-test Wilcoxon Mann– Whitney. Ảnh hưởng của các biến số đến kết quả lúc 4 và 8 tuần đối với từng bệnh nhân được xác định bằng cách sử dụng t-test bắt cặp hai mẫu. Các biến số của mỗi nhóm tại ba thời điểm (2, 4 và 8 tuần) sử dụng U-test của Wilcoxon Mann–Whitney. Thời gian x tương tác giữa các nhóm và biến số x tương tác thời gian trong nhóm và giữa các nhóm được kiểm định bằng đo lường lặp lại (ANOVA). 

Kết quả

Ban đầu có 31 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Mười bốn người trong đó nằm trong tiêu chuẩn loại trừ nên còn lại tổng cộng 17 bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Chín bệnh nhân vào nhóm FTI và tám bệnh nhân vào nhóm HTI. Hai bệnh nhân HTI mất dấu; một do thiếu can thiệp không đầy đủ, và một do thiếu theo dõi sau đó. Vậy nên nghiên cứu  phân tích dữ liệu của chín bệnh nhân FTI và sáu bệnh nhân HTI. Mặc dù ban đầu có 17 bệnh nhân, nhưng vì có hai bệnh nhân được xem như mất dấu, phân tích theo quy trình (hoặc sau điều trị) được sử dụng để phân tích các dữ liệu cuối cùng của 15 bệnh nhân (Hình 2).

Hình 2. Sơ đồ trình tự nghiên cứu.

Can thiệp được tiến hành trong bốn tuần và những bệnh nhân tham gia nghiên cứu trải qua các bài đánh giá ngoại trú để xác định đường cơ sở trước khi can thiệp, và sau 2, 4 và 8 tuần sau đó.

Hai nhóm bệnh nhân có các dữ liệu nhân khẩu học và đặc điểm trước can thiệp tương tự nhau (P = 0,56-1.0) (Bảng 1).

Bảng 1. Dữ liệu nhân khẩu học và các đặc điểm khác của bệnh nhân trước can thiệp


bệnh nhân (n=15)
FTI (n=9)
HTI (n=6)
Tuổi (năm)
50.6 ± 10.0
50.2 ± 3.7
51.3 ± 3.0
Nam/nữ
9/6
5/4
4/2
Số tháng sau đột quỵ
6.5 ± 5.3
7.3 ± 6.3
5.3 ± 5.9
Test Jebsen Taylor (giây)
188.4 ± 154.6
209.9 ± 51.3
152.7 ± 60.4
FM, cổ tay và bàn tay
18.3 ± 5.5
18.7 ± 1.6
17.5 ± 2.7
FM, cánh tay
21.7 ± 7.2
21.8 ± 2.3
21.5 ± 3.2
AS, cổ tay 
0.8 ± 0.8
0.9 ± 0.3
0.5 ± 0.2
AS, khuỷu tay
1.3 ± 0.7
1.2 ± 0.1
1.3 ± 0.4
Kiểm tra 9 lỗ (giây)
134.4 ± 215.7
113.1 ± 48.2
170.0 ± 126.0
SIS, hoạt động
42.5 ± 15.7
38.8 ± 6.0
48.7 ± 1.7
Lực cầm nắm (kg)
13.1 ± 9.0
14.5 ± 4.5
12.2 ± 2.6
Lực kẹp (kg)
2.0 ± 1.5
2.1 ± 0.5
1.9 ± 0.5
Tầm vận động chủ động, khớp bàn ngón 2 - MCP (độ)
55.5 ± 30.2
57.4 ± 9.5
52.3 ± 13.5

Các giá trị viết dưới dạng trung bình ± SD
FM: vận động tay theo thang điểm Fugl-Meyer; AS: thang điểm Ashworth; SIS: Stroke Impact Scale (thang điểm ảnh hưởng của đột quỵ); MCP, Metacarpopharangeal joint.


So với đường cơ sở, mỗi một bệnh nhân đều cho thấy sự cải thiện ở thời điểm sau 4 tuần (P <0,05) và 8 tuần (P <0,05) về các test sau: Jebsen Taylor, Fugl-Meyer của cổ tay và bàn tay, tầm vận động chủ động khớp bàn ngón 2, lực cầm nắm và lực kẹp. Điểm trung bình của các test này tương tự nhau ở hai nhóm FTI và HTI sau 2, 4 và 8 tuần.

Các biến khác cải thiện không đáng kể ở  từng bệnh nhân hoặc khi so sánh giữa các nhóm.

Chúng tôi đã phân tích sâu hơn năm bài test và nhận thấy điểm số của các bài test giảm có ý nghĩa thống kê sau tám tuần. Chúng tôi thấy rằng không có biến nào trong số các biến đó cho thấy thời gian × tương tác giữa các nhóm can thiệp (Bảng 2). Đối với nhóm FTI, điểm trung bình của năm bài test ở 2, 4 và 8 tuần khác với điểm cơ sở (P <0,05). Điều tương tự như ở nhóm HTI. Vào thời điểm 2, 4 và 8 tuần, điểm trung bình của năm bài test ở nhóm FTI cao hơn điểm trung bình của nhóm HTI (P <0,05).

Bảng 2. Sự thay đổi của các biến số sau tám tuần


Trước can thiệp
2 tuần
4 tuần
8 tuần
Test Jebsen Taylor (giây)




  FTI (n = 9)
209.9 ± 51.3
160.1 ± 41.7§
142.8 ± 37.1§
142.9 ± 32.3§
     HTI (n = 6)
152.7 ± 60.4
143.5 ± 57.8
105.2 ± 38.1
108.1 ± 29.8
FM, cổ tay và bàn tay




        FTI 
18.7 ± 1.6
20.2 ± 6.9§
22.6 ± 2.0§
22.6 ± 3.1§
        HTI
17.5 ± 2.7
18.8 ± 6.3
21.3 ± 2.7
21.0 ± 2.9
FM, cánh tay




        FTI 
21.8 ± 2.3
23.8 ± 6.3
23.1 ± 1.9
23.9 ± 3.1
        HTI
21.5 ± 3.2
21.5 ± 8.1
21.7 ± 3.1
21.5 ± 4.7
AS, cổ tay 




        FTI 
0.9 ± 0.3
0.8 ± 0.9
0.7 ± 0.3
0.7 ± 0.6
        HTI
0.5 ± 0.2
0.5 ± 0.5
0.5 ± 0.2
0.5 ± 0.3
AS, khuỷu tay 




        FTI 
1.2 ± 0.1
1.2 ± 0.4
1.2 ± 0.2
1.2 ± 0.2
        HTI
1.3 ± 0.4
1.3 ± 1.0
1.3 ± 0.4
1.3 ± 0.4
Kiểm tra 9 lỗ (giây)




        FTI 
113.1 ± 48.2
76.0 ± 87.0
68.4 ± 24.7
69.3 ± 60.3
        HTI
170.0 ± 126.0
98.5 ± 159.6
40.8 ± 17.1
50.0 ± 39.7
SIS, hoạt động 




        FTI 
38.8 ± 6.0
47.6 ± 7.5
50.3 ± 2.5
49.5 ± 4.1
        HTI
48.7 ± 1.7
47.0 ± 6.2
48.7 ± 2.7
48.1 ± 3.5
Lực cầm nắm (kg) 




        FTI 
14.5 ± 4.5
16.2 ± 10.1§
17.2 ± 4.3§
17.1 ± 4.5§
        HTI
12.2 ± 2.6
13.5 ± 8.2
14.1 ± 2.5
14.0 ± 3.9
Lực kẹp (kg)




        FTI 
2.1 ± 0.5
2.6 ± 1.6§
2.8 ± 0.6§
2.7 ± 0. 9§
        HTI
1.9 ± 0.5
2.2 ± 1.5
2.2 ± 0.5
2.1 ± 0.7
Tầm vận động chủ động, khớp bàn ngón 2 - MCP (độ)




        FTI 
57.4 ± 9.5
69.4 ± 22.7§
76.5 ± 4.7§
78.2 ± 11.3§
        HTI
52.3 ± 13.5
62.7 ± 31.6
62.3 ± 11.3
64.0 ± 15.7

Các giá trị viết dưới dạng trung bình ± SD
FM: vận động tay theo thang điểm Fugl-Meyer; AS: thang điểm Ashworth; SIS: Stroke Impact Scale (thang điểm ảnh hưởng của đột quỵ); MCP, Metacarpopharangeal joint.
§P < 0.05 với phép kiểm ANOVA đo lường lặp lại.

Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào ngoài một số ghi nhận về đau đầu nhẹ và mệt mỏi về tinh thần.

Thảo luận

Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của một loại robot mới hoạt động đồng bộ từng ngón tay để phục hồi chức năng bàn tay bị ảnh hưởng ở bệnh nhân đột quỵ từ bán cấp đến mạn tính. Nghiên cứu cho thấy can thiệp bằng robot hỗ trợ trong bốn tuần đã giúp cải thiện chức năng bàn tay và duy trì một tháng sau khi ngừng trị liệu. Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của can thiệp phụ thuộc vào thời gian trị liệu.


Phục hồi chức năng có định hướng theo từng cử động cụ thể, tập trung vào từng chức năng và lặp đi lặp lại nên được áp dụng để đảm bảo cải thiện chức năng cánh tay ở các bệnh nhân đột quỵ.20,21 Tương tự như vậy, phục hồi chức năng bàn tay cần có đủ sự lặp đi lặp lại. 22 Ưu điểm của phục hồi chức năng bàn tay bằng robot hỗ trợ cần một robot có thể điều khiển các bài tập lặp đi lặp lại theo khuôn mẫu và chuyên sâu trong thời gian dài hơn với độ chính xác cao hơn so với phương pháp trị liệu với chuyên gia. Phục hồi chức năng cánh tay đòi hỏi sự tinh tế với các kích thích đa phương thức theo thị giác và sự chú ý, 24,25 cũng như cần một phương thức tổng hòa như robot thực sự để có thể tăng cường phục hồi chức năng vận động.26 Bằng cách tận dụng thực tế ảo để cho ra mắt một robot thực sự có giao thức tổng hợp, kích thích phản hồi trực quan và sự chú ý, một robot có thể có tác dụng hiệp đồng trong cải thiện liệt nửa người.27 Ngoài ra, liệu pháp robot có liên quan đến tăng tuân thủ ở bệnh nhân với các ưu thế tiện lợi của nó. 23

Việc sử dụng robot đã tạo thuận lợi cho ngành phục hồi chức năng khi các tín hiệu cảm giác hướng tâm mạnh hơn được gửi đến vỏ não cảm giác.28 Có nhiều mối liên kết về mặt giải phẫu và chức năng giữa vỏ não cảm giác và vận động,29 và thông qua liên hợp cảm giác-vận động,30 kích thích cảm giác hướng tâm có thể kích thích của vỏ não vận động.31 Cải thiện tập vận động không phải do gia tăng số lượng đơn vị vận động ngoại vi mà do tăng số vòng lặp cảm giác-vận động quanh vùng não tổn thương.9



Bên cạnh khả năng thích nghi mềm dẻo của não bộ như đã nói, có các cơ chế khác để cải thiện chức năng cánh tay như làm giảm độ co cứng, tăng sức mạnh và dùng lực bù trừ của cánh tay hoặc thân mình.23 Tuy nhiên, nghiên cứu này không nhận thấy giảm độ co cứng có liên quan đến can thiệp và việc bất động cánh tay cho thấy sự cải thiện của bàn tay không liên quan đến độ co cứng hay lực bù trừ.



Thời gian trung bình từ lúc đột quỵ đến khi bệnh nhân thực hiện can thiệp là 6,5 ± 5,3 tháng trong nghiên cứu này. Nhìn chung hồi phục chức năng không đáng kể khi bệnh nhân đã ở giai đoạn mạn  tính. Do đó, chúng tôi kết luận rằng những cải thiện quan sát được trong nghiên cứu là từ hiệu quả can thiệp của robot hỗ trợ hơn là phục hồi tự nhiên.

Nghiên cứu này cho thấy bệnh nhân đột quỵ giai đoạn bán cấp đến mạn tính có thể cải thiện chức năng cánh tay thông qua trị liệu phục hồi chức năng bằng robot hỗ trợ. Mặc dù các kết luận này phù hợp với các báo cáo khác,3–8,17 nhưng hầu hết các nghiên cứu trước đây chọn cánh tay là mục tiêu trị liệu và kết luận giới hạn về sự cải thiện ở cánh tay mà thôi.6,23 Gần đây, Takahashi và cộng sự đã báo cáo về việc sử dụng robot để hỗ trợ các cử động bàn tay chủ động, đặc biệt là khả năng cầm nắm và thả lỏng (mở bàn tay), giúp tăng cường chức năng bàn tay ở bệnh nhân đột quỵ mạn tính.9 Những kết quả của báo cáo này có sự tương đồng lớn với nghiên cứu của chúng tôi.

Nghiên cứu của Takahashi và các cộng thực hiện can thiệp với tổng thời lượng 22 giờ, và thiết kế nghiên cứu tương tự như nghiên cứu này.9 Nghiên cứu này sử dụng một loại robot khác và thực hiện can thiệp chỉ trong 13 giờ. Do đó, dường như phương pháp này vượt trội hơn so với phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu trước nếu chuẩn hóa được tổng số lượng ngón tay trị liệu. Do đó, chúng tôi tin rằng phương pháp mới hỗ trợ bằng robot đồng bộ hóa từng ngón tay được mô tả ở đây mang lại kết quả tốt hơn trong nhóm phương pháp dùng robot hỗ trợ cầm nắm và  thả lỏng. Tuy nhiên, cần thực hiện các phân tích động học sâu hơn trước khi kết luận chắc chắn.

Tổng thời gian phục hồi chức năng 10 giờ theo truyền thống được xem là cần thiết cho việc phục hồi chức năng cổ điển.27 Hồi phục chức năng rút ngắn xuống 9 giờ không có khác biệt về yếu cơ chi trên mức độ trung bình 1 năm sau đột quỵ,32 và phục hồi chức năng bàn tay trong 57 giờ có hiệu quả cải thiện yếu cơ mức độ trung bình trong giai đoạn mạn tính.22 Mô hình can thiệp trong nghiên cứu này có tổng thời gian là 13 giờ, và dường như những cải thiện sau đó tốt tương đương với những gì đạt được khi sử dụng các liệu pháp thông thường khi xét về thời gian điều trị.

Phục hồi chức năng bàn tay với robot hỗ trợ đã được chứng minh là có hiệu quả tương đương các phương pháp khác khi thực hiện các bài tập lặp đi lặp lại ở bệnh nhân đột quỵ bán cấp.33 Cần chuẩn hóa phương pháp thực hiện để so sánh các trị liệu nghề nghiệp thông thường với liệu pháp dùng robot hỗ trợ. Các thí nghiệm mà trong đó cường độ của các vận động lặp đi lặp lại được cân bằng, cả hai phương pháp trị liệu cho thấy hiệu quả như nhau.34 Tuy nhiên, tập vận động với robot hỗ trợ đơn giản và dễ thực hiện hơn, với cường độ cao hơn, so với phương pháp điều trị khác.23

Nghiên cứu này có một số hạn chế. Các thiết kế mù đơn có thể dẫn đến sai lệch số liệu nội tại. Nghiên cứu kéo dài hai tháng và do đó, các tác động lâu dài của can thiệp vẫn chưa được xác định. Ngoài ra, đây là một nghiên cứu đơn trung tâm. Cuối cùng, hai bệnh nhân được xếp vào nhóm không thỏa dữ kiện tính toán, và do đó, phân tích theo quy trình được sử dụng thay vì phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu. Thế nên, các phân tích dữ kiện có thể bị sai sót cho ra các kết quả có ước lượng quá mức.35

Hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận các cải thiện ở cánh tay không giúp ích cho cẳng tay6,23 hoặc ngược lại,9 và những sự cải thiện này hiển nhiên không cải thiện ADL (Activities of daily living - sinh hoạt hàng ngày) 6,23 , từ đó cho thấy chúng không tác động trên toàn thân. Nghiên cứu này không sử dụng các biện pháp đo lường ADL như Functional Independence Measurement hoặc Chỉ số Barthel. Tuy nhiên, nghiên cứu có sự tham gia của các bệnh nhân từ 30 đến 70 tuổi, với điểm Fugl-Meyer đối với bàn tay và cổ tay nằm ở khoảng 2-20 và đối với cánh tay là 7-36. Các khoảng điểm số này gần như khoanh vùng toàn bộ các điểm yếu chi trên ở bệnh nhân đột quỵ. Dù cho hầu hết các báo cáo ghi nhận kết quả theo chiều hướng tích cực của việc kết hợp robot hỗ trợ và trị liệu nghề nghiệp thông thường,23 chúng tôi loại khỏi nghiên cứu này các liệu pháp nghề nghiệp thông thường để kết quả tập trung phản ánh hiệu quả của can thiệp có robot hỗ trợ. Không có phân tích đa tầng trong nghiên cứu của chúng tôi. Dựa trên các thông số trên, việc rút ngắn đáng kể thời gian test Jebsen Taylor ngầm cho thấy  các hoạt động chức năng thiết yếu của ADL đã được cải thiện và thay thế dần, mở ra những phát hiện về khả năng tác động trên toàn thân.

Những phát hiện từ nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp phục hồi chức năng bàn tay bằng robot hỗ trợ thế hệ mới này có thể xem là một công cụ giá trị cho các nhà vật lý trị liệu dù cho một số ý kiến ​​ cho rằng một một thiết kế can thiệp đơn giản sẽ hiệu quả hơn một thiết kế phức tạp.17

Thông điệp lâm sàng

•• Phục hồi chức năng bàn tay bằng robot hỗ trợ đồng bộ hóa từng ngón tay trong bốn tuần có thể giúp cải thiện chức năng và thay thế dần ở những bệnh nhân liệt nửa người bán cấp và mạn tính.

•• Những cải thiện này phụ thuộc liều điều trị và được duy trì trong một tháng sau khi ngừng điều trị.

Lời cảm ơn

Các tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến điều dưỡng viên Geum Mi Lee, vì sự hợp tác tuyệt vời của cô trong việc lên lịch và liên lạc với bệnh nhân.

Xung đột lợi ích

Không có lợi ích thương mại nào với kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như các lợi ích kinh tế khác đối với các nhóm tác giả hoặc tổ chức liên kết.

Kinh phí

Nghiên cứu này không nhận được tài trợ cụ thể từ bất kỳ đơn vị cộng đồng, thương mại hoặc phi lợi nhuận nào.

Tham khảo

1. Nowak DA. The impact of stroke on the performance of grasping: usefulness of kinetic and kinematic motion analysis. Neurosci Biobehav Rev 2008; 32: 1439–1450.

2. Kwakkel G, Kollen BJ, van der Grond J and Prevo AJ. Probability of regaining dexterity in the flaccid upper limb: impact of severity of paresis and time since onset in acute stroke. Stroke 2003; 34: 2181–2186.

3. Hesse S, Werner C, Pohl M, Rueckriem S, Mehrholz J and Lingnau ML. Computerized arm training improves the motor control of the severely affected arm after stroke: a single-blinded randomized trial in two centers. Stroke 2005; 36: 1960–1966.

4. Hu XL, Tong KY, Song R, et al. Quantitative evaluation of motor functional recovery process in chronic stroke patients during robot-assisted wrist training. J Electromyogr Kinesiol 2009; 19: 639–650.

5. Masiero S, Celia A, Rosati G and Armani M. Robotic-assisted rehabilitation of the upper limb after acute stroke. Arch Phys Med Rehabil 2007; 88: 142–149.

6. Prange GB, Jannink MJ, Groothuis-Oudshoorn CG, Her-mens HJ and Ijzerman MJ. Systematic review of the effect of robot-aided therapy on recovery of the hemiparetic arm after stroke. J Rehabil Res Dev 2006; 43: 171–184.

7. Frick EM and Alberts JL. Combined use of repetitive task practice and an assistive robotic device in a patient with subacute stroke. Phys Ther 2006; 86: 1378–1386.

8. Rosenstein L, Ridgel AL, Thota A, Samame B and Alberts JL. Effects of combined robotic therapy and repetitive-task practice on upper-extremity function in a patient with chronic stroke. Am J Occup Ther 2008; 62: 28–35.

9. Takahashi CD, Der-Yeghiaian L, Le V, Motiwala RR and Cramer SC. Robot-based hand motor therapy after stroke. Brain 2008; 131: 425–437.

10. Fugl-Meyer AR, Jaasko L, Leyman I, Olsson S and Steg-lind S. The post-stroke hemiplegic patient. 1. a method for evaluation of physical performance. Scand J Rehabil Med 1975; 7: 13–31.

11. Wang YC, Magasi SR, Bohannon RW, et al. Assessing dex-terity function: a comparison of two alternatives for the NIH toolbox. J Hand Ther 2011; 24: 313–321.

12. Alexander MP, Baker E, Naeser MA, Kaplan E and Palumbo C. Neuropsychological and neuroanatomical dimensions of ideomotor apraxia. Brain 1992; 115: 87–107.

13. Lyden P, Brott T, Tilley B, et al. Improved reliability of the NIH Stroke Scale using video training. NINDS TPA Stroke Study Group. Stroke 1994; 25: 2220–2226.

14. Gaubert CS and Mockett SP. Inter-rater reliability of the Nottingham method of stereognosis assessment. Clin Rehabil 2000; 14: 153–159.

15. Ashworth B. Preliminary trial of carisoprodol in multiple sclerosis. Practitioner 1964; 192: 540–542.

16. Yesavage JA, Brink TL, Rose TL, et al. Development and validation of a geriatric depression screening scale: a preliminary report. J Psychiatr Res 1982; 17: 37–49.

17. Balasubramanian S, Klein J and Burdet E. Robot-assisted rehabilitation of hand function. Curr Opin Neurol 2010; 23: 661–670.

18. Jebsen RH, Taylor N, Trieschmann RB, Trotter MJ and Howard LA. An objective and standardized test of hand function. Arch Phys Med Rehabil 1969; 50: 311–319.

19. Duncan PW, Wallace D, Lai SM, Johnson D, Embretson S and Laster LJ. The stroke impact scale version 2.0. Evaluation of reliability, validity, and sensitivity to change. Stroke 1999; 30: 2131–2140.

20. Van Peppen RP, Kwakkel G, Wood-Dauphinee S, Hendriks HJ, Van der Wees PJ and Dekker J. The impact of physical therapy on functional outcomes after stroke: what’s the evidence? Clin Rehabil 2004; 18: 833–862.

21. Kwakkel G, Kollen B and Lindeman E. Understanding the pattern of functional recovery after stroke: facts and theories. Restor Neurol Neurosci 2004; 22: 281–299.

22. Pang MY, Harris JE and Eng JJ. A community-based upper-extremity group exercise program improves motor function and performance of functional activities in chronic stroke: a randomized controlled trial. Arch Phys Med Rehabil 2006; 87: 1–9.

23. Kwakkel G, Kollen BJ and Krebs HI. Effects of robot-assisted therapy on upper limb recovery after stroke: a systematic review. Neurorehabil Neural Repair 2008; 22:111–121.

24. Krakauer JW. Arm function after stroke: from physiology to recovery. Semin Neurol 2005; 25: 384–395.

25. van Dijk H, Jannink MJ and Hermens HJ. Effect of augmented feedback on motor function of the affected upper extremity in rehabilitation patients: a systematic review of randomized controlled trials. J Rehabil Med 2005; 37:202–211.

26. Wu C, Trombly CA, Lin K and Tickle-Degnen L. A kinematic study of contextual effects on reaching performance in persons with and without stroke: influences of object availability. Arch Phys Med Rehabil 2000; 81: 95–101.

27. Oujamaa L, Relave I, Froger J, Mottet D and Pelissier JY. Rehabilitation of arm function after stroke. Literature review. Ann Phys Rehabil Med 2009; 52: 269–293.

28. Waldvogel D, van Gelderen P, Ishii K and Hallett M. The effect of movement amplitude on activation in functional magnetic resonance imaging studies. J Cereb Blood Flow Metab 1999; 19: 1209–1212.

29. Vogt BA and Pandya DN. Cortico-cortical connections of somatic sensory cortex (areas 3, 1 and 2) in the rhesus mon-
key. J Comp Neurol 1978; 177: 179–191.

30.  Rossini PM and Dal Forno G. Integrated technology for evaluation of brain function and neural plasticity. Phys Med
Rehabil Clin N Am 2004; 15: 263–306.

31.  Kaelin-Lang A, Luft AR, Sawaki L, Burstein AH, Sohn YH and Cohen LG. Modulation of human corticomotor
excitability by somatosensory input. J Physiol 2002; 540:623–633.

32. Higgins J, Salbach NM, Wood-Dauphinee S, Richards CL, Cote R and Mayo NE. The effect of a task-oriented inter-
vention on arm function in people with stroke: a randomized controlled trial. Clin Rehabil 2006; 20: 296–310.

33. Kutner NG, Zhang R, Butler AJ, Wolf SL and Alberts JL. Quality-of-life change associated with robotic-assisted ther-
apy to improve hand motor function in patients with sub-acute stroke: a randomized clinical trial. Phys Ther 2010;
90: 493–504.

34. Kahn LE, Zygman ML, Rymer WZ and Reinkensmeyer DJ. Robot-assisted reaching exercise promotes arm movement
recovery in chronic hemiparetic stroke: a randomized controlled pilot study. J Neuroeng Rehabil 2006; 3: 12.

35. Melander H, Ahlqvist-Rastad J, Meijer G and Beermann B. Evidence b(i)ased medicine – selective reporting from studies sponsored by pharmaceutical industry: review of studies in new drug applications. BMJ 2003; 326: 1171–1173.

Phục hồi chức năng bàn tay bằng đồng bộ hóa từng ngón tay với robot hỗ trợ ở bệnh nhân đột quỵ bán cấp và mạn tính: đánh giá hiệu quả bằng một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu

Individual finger synchronized robot-assisted hand rehabilitation in subacute to chronic stroke: a prospective randomized clinical trial of ...